Tiểu sử của Nguyễn Phúc Hồng Cai (阮福洪侅)

Nguyễn Phúc Hồng Cai (阮福洪侅)
Thuần Nghị (純毅)

Kiên Thái Vương (堅太王)

Kiên Thái Vương (堅太王)
Thuần Nghị (純毅)
Nguyễn Phúc Hồng Cai (阮福洪侅)
Sinh 13 tháng 12 năm 1845 mất 15 tháng 5 năm 1876
Thân mẫu Kỷ tần Trương Thị Vĩnh
Bộ tên Đậu (豆)
Thân phụ của 3 vua: Kiến Phúc, Đồng Khánh, Hàm Nghi.
Có năm con trai, bảy con gái.

An táng Lăng Kiên Thái vương
Thụy hiệu Thuần Nghị Kiên Thái vương 純毅堅太王
Tước vị Kiên Quốc Công Kiên Vương (truy tôn) Kiên Thái Vương (truy tôn)

 

Ngày tháng năm sinh / năm mất :

5 tháng 11 (âm lịch) năm Ất Tỵ (1845) / 15 tháng 5 năm 1876

Nơi an táng :

Lăng Kiên Thái vương

Thân mẫu / Thân phụ :

Trương Thị Vĩnh / Ngài Nguyễn Phúc Miên Tông (阮 福 綿 宗)

 

Phu nhân:

- Nguyễn Thị Thảo

- Bùi Thị Thanh

- Phan Thị Nhàn

Hoàng tử Hồng Cai sinh ngày 5 tháng 11 (âm lịch) năm Ất Tỵ (1845), là con trai thứ 26 của vua Thiệu Trị, mẹ là Tài nhân Trương Thị Vĩnh (sau được tấn tặng làm Kỷ tần). Hồng Cai bẩm tính nhân hậu, cần kiệm, biết tuân theo phép tắc. Ông vốn chăm học từ nhỏ, khi ra ở phủ riêng cùng học với các vương công, xem rộng kinh sử.

Năm Tự Đức thứ 18 (1865), Hồng Cai được phong làm Kiên Quốc công (堅國公). Trước đó, vua ra bài cho cả ba hoàng đệ là Hồng Cai, Hồng Diêu và Hồng Dật cùng làm. Theo lệ, các hoàng thân mới đầu đều được phong làm Quận công, nhưng vì thấy Hồng Cai học hạnh tốt hơn cả nên được đặc cách gia phong như vậy]. Cũng trong năm đó, con trai trưởng của quốc công Hồng Cai được chọn vào nuôi ở trong cung (là vua Đồng Khánh sau này).

Năm Tự Đức thứ 29 (1876), ngày 22 tháng 4 (âm lịch), quốc công Hồng Cai mất, Tự Đức vô cùng thương tiếc, nghỉ chầu 3 ngày, ban thụy là Thuần Nghị (純毅), lại cho thêm quan tài của Đông Viên để tỏ lòng yêu quý khác thường.

Lăng tẩm của quốc công Hồng Cai được táng tại huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên. Điểm đặc biệt của ngôi lăng này là có hai bi đình (nhà đặt bia) nằm đối xứng ở hai bên trái và phải của lăng, trong khi tất cả các lăng mộ khác của hoàng đế và hoàng thân công chúa chỉ có một bi đình. Ông được thờ tại phường Dưỡng Sinh ở trong kinh thành.

Tháng 9 (âm lịch) năm Ất Dậu (1885), Đồng Khánh lên ngôi kế vị vua em Hàm Nghi, vâng theo chỉ dụ của Thái hậu Từ Dụ truy tôn cho cha ruột là Hồng Cai làm Kiên vương (堅王), thụy Ôn Nghị (溫毅). Bài sách văn viết rằng:

"Được nghe thánh thần tỏ lòng luyến ái, nghĩa thân thân là việc lớn hơn; vương giả nối nghiệp trung hưng, lễ quý quý là trọng trước hết; có đức tất có báo, dẫu chết cũng như còn. Nghĩ đến Kiên quốc công là người em yêu quý của hoàng khảo Dực tông Anh hoàng đế ta, bản tính đoan trang; vốn lòng hiếu hữu, tự biết rèn luyện, thực tinh hoa lá ngọc cành vàng; không cần múa gươm, có khí khái cánh chim vó ngựa, hạnh nghĩa ấy, tam hoàng rõ rệt; bản chi này bách thế còn lưu. Nên nay phải ngọc bích được truyền; cầm tỷ phù nối nghiệp, nghĩ đến rung rinh đai ấn, còn tưởng đến Đông Bình; hiềm vì văng vẳng sinh ca, không theo được Tử Tấn, dòng dõi vốn lòng nhân hậu; cáo sắc phải được hiển dương. Nay tuân theo đặc Chỉ của Từ Dụ Bác Huệ Thái hoàng thái hậu, tấn tặng là Kiên vương, tên thụy là Ôn Nghị, để yên ủi linh hồn, mà tỏ rõ ơn nước. Than ôi! Hàm sắc thêm phần rực rỡ, hầu nêu vang vẻ ở tuyền đài; lá đồng há phải việc riêng, che chở giúp ngầm cho căn bản, mong xin linh sảng có thấu; xin phải kính theo."

Năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), theo lời bàn của bộ Lễ, vua muốn tôn huy hiệu cho Kiên vương Hồng Cai và phủ thiếp Bùi Thị Thanh (mẹ vua), đồng thời cải thụy của Kiên vương thành Thuần Nghị (純毅) như trước. Đình thần và phủ Tôn Nhân cho là hợp tình hợp lễ, xin tấn tôn Kiên vương làm Kiên Thái vương (堅太王), xưng là Hoàng thúc phụ, Bùi thị làm Kiên Thái vương phi, xưng là Hoàng thúc mẫu. Cũng vì từ trước đến nay chưa có lệ phong Vương phi cho phủ thiếp nên hai hoàng thân là quốc công Miên Trữ và quốc công Miên Tuấn đều bác bỏ việc đó. Điều này làm phật ý Đồng Khánh nên hai ông bị phế bỏ tước vị.

Cũng trong năm đó, vua cho dựng đền Hân Vinh, dự định để bà Tài nhân Trương Thị Vĩnh đến ở. Nhưng cuối năm đó, Đồng Khánh băng hà, triều thần cho đặt quan tài của vua ở đền Hân Vinh, sau khi an táng vua thì lấy đền đó làm nơi thờ mới cho Kiên Thái vương Hồng Cai (là cha vua). Đền Hân Vinh sau này còn có tên gọi là Đình Phương từ đường, hiện tọa lạc tại số 179, đường Phan Đình Phùng, thành phố Huế.

Theo Wikipedia