Tiểu sử của Ngài Nguyễn Minh Du 阮 明 俞 (1330 - 1390)

Ngài Nguyễn Minh Du 阮 明 俞 (1330 - 1390)

Đức Du Cần Công 俞 勤 公

Đức Du Cần Công 俞 勤 公
Húy NGUYỄN MINH DU 阮 明 俞
(1330 - 1390)

 

Ngày tháng năm sinh / năm mất :

1330 / 1390

Thân mẫu / Thân phụ :

Không rõ / Ngài Nguyễn Công Luật 阮 公 律 (????-1388)

Du Cần Công 俞 勤 公 

Húy NGUYỄN MINH DU 阮 明 俞

(1330 - 1390)

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP.

Ngài húy là Nguyễn Minh Du con thứ ba của Hữu Hiệu Điểm Nguyễn Công Luật.

Ngài cùng hai anh là Nguyễn Công Sách và Nguyẽn Hách đều làm quan dưới triều Trần Phế Đế. Theo "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư", Nguyễn Bát Sách là người là người cùng vú nuôi với Trần Phế Đế nên có tên là Nguyễn Thánh Du. Như vậy chứng tỏ thân sinh ngài là tướng thân cận với Hoàng gia. Cũng theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, khi vua Duệ Tông tử trận vào năm Đinh Tỵ (1377), người con trưởng của nhà vua được Thượng Hoàng Nghệ Tông đưa lên ngôi mà sau này sử ghi là Trần Phế Đế(1). Qua năm sau, Mậu ngọ (1378), Trần Phế Đế cho người có cùng nhũ mẫu với mình là Nguyễn Bát Sách làm Quân quân thiết sang và hai em của Nguyễn Bát Sách là Nguyễn Hách. làm Quản quân thiết liêm và Nguyễn Thánh Du làm Quản quân thiết hổ(2). Các gia phả đều ghi Nguyễn Bát Sách là Nguyễn Công Sách. Nguyễn Thánh Du là Nguyễn Minh Du.

Trong vụ thảm sát Trần Phế Đế năm Mậu Thìn (1388), ngài bị bắt. Sau đó ngài bị Hồ Quý Ly giết vào năm Canh ngọ (1390). Có thuyết cho rằng ngài trốn thoát được và về Thanh Hóa mai danh ẩn tích.

- LĂNG MỘ VÀ CÁC NƠI THỜ TỰ: Không rõ

- GIA ĐÌNH

Vợ và con:

Về gia đình, chỉ biết ngài có ba người con trai là Nguyễn Sùng, Nguyễn Thư và Nguyễn Biện.

Anh chị em:

Ngài có hai người anh.

1- Nguyễn Công Sách, Quản quân thiết sang

Ông là con trưởng của Hữu Hiệu Điểm Nguyễn Công Luật.

Theo "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư", ông cùng vú nuôi với vua Trần Phế Đế. Năm Đinh mão (1378) vua phong ông làm Quản quân thiết sang. Cuối năm Mậu thìn (1388) vua Trần Phế  Đế mưu bắt Hồ Quý Ly không thành, bị Thượng Hoàng Nghệ Tông bắt giam. Ông cùng các tướng định đem quân vào cứu vua nhưng vua yêu cầu phải tuân lệnh của Thượng Hoàng. Sau đó ông bị bắt và bị hại. Ông có một người con tên là Nguyễn Phong.

2- Nguyễn Hách, Quản quân thiết liêm

Ông là con thứ hai của Hữu Hiệu Điểm Nguyễn Công Luật.

Trong vụ thảm sát Trần Phế Đế năm Mậu Thìn (1388), ông trốn thoát về Thanh Hóa. Sau ông cùng con theo cuộc khởi nghĩa của nhà Hậu Trần (1407-1413) và bị tử trận.

***

Lời bàn về Thủy tổ phả (Ngọc phả, hoặc Phả giả sử):

Đến Đệ cửu tổ Nguyễn Minh Du, chúng ta lại gặp những nghi vấn về niên kỷ. Theo tài liệu một số gia phả, ngài có cùng nhũ mẫu với Trần Phế Đế. Theo "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư", (một tài liệu đáng tin cậy), Trần Phế Đế bị hại năm Mậu Thìn (1388), Hồ Quý Ly chọn người có danh vọng vào làm ở Xu mật viện, trong đó có hai ông Nguyễn Sùng và Nguyễn Thư đều là con trai của ngài. Vì là người có danh vọng, hai ông lúc này phải có tuổi khoảng 30, nghĩa là năm sinh của hai ông vào khoảng 1360. Tính ngược trở lại, năm sinh của ngài khoảng 1340. Năm này có thể chấp nhận được vì nó phù hợp với các đời hậu duệ kế tiếp. Như vậy, ngài không cùng vú nuôi với Trần Phế Đế và anh của ngài là Nguyễn Công Sách có lẽ không phải là nhân vật Nguyễn Bát Sách trong "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư".

Sau đời ngài, nhiều gia phả chép hậu duệ của ngài không giống nhau. Sau đây là một số phả đồ tiêu biểu lấy từ các tài liệu "Nguyễn Phước Tầm Nguyên" (gọi là P.Đ.1), "Tiên Nguyên Loát Yếu Phổ" (gọi là P.Đ.2) và "Nguyễn Gia Thế Hệ" (gọi là P.Đ.3) hoặc lấy trong hai tác phẩm viết vào đời Gia Long: Nam Hà Tiệp Lục của Lê Đản chép "Hoàng Gia Phả Hệ" (P.Đ.4) và Nam Hà Ký Văn của Đặng Trọng An chép "Hoàng Triều Ngọc Phổ" (P.Đ.5) và mục "Thế Hệ Triều Nguyễn" trong gia phả phủ Vĩnh Tường Quận Vương (P.Đ.6).

(Các phả trên, chỉ nhắc đến tên, chưa có bản gốc, kể cả "hai tác phẩm viết vào đời Gia Long".

Ngoài ra, các tài liệu và nhiều gia phả cho họ Nguyễn cũng lâm vào tình trạng như vậy. Thế thứ, họ tên và chức tước các vị đều khác nhau, sắp xếp không rõ ràng, có lẽ do “tam sao thất bổn”

Ghi chú:

(1) Khi vua Duệ Tông mất, người con trưởng là Trần Hiển dược Thượng Hoàng Nghệ Tông lập làm vua, gọi là Giản Hoàng Đế. Về sau Thượng Hoàng nghe lời dèm của Hồ Quý Ly, phế Giản Hoàng Đế xuống làm Minh Đức Đại Vương.

(2) Quản quân thiết sang, thiết liêm, thiết hổ là các chức võ tướng điều khiển các đội quân chuyên sử dụng khí giới như thương, câu, móc, v.v…